Ngành: Kỹ thuật chế biến món ăn
Mã ngành , nghề: 5810207
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Đối tượng tuyển sinh:
– Tốt nghiệp THCS (học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo)
– Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
Thời gian đào tạo:
– Tốt nghiệp THCS: 2 năm
– Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: 1,5 năm
- Giới thiệu chương trình/mô tả ngành đào tạo
Kỹ thuật chế biến món ăn trình độ trung cấp là nghề kỹ thuật trực tiếp chế biến các loại món ăn tại khách sạn, nhà hàng, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại bộ phận chế biến món ăn (khu vực nhà bếp) đòi hỏi các yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Để tiến hành các công việc của nghề cần phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến (dụng cụ sơ chế, chế biến, thiết bị đun, nấu, vệ sinh…). Trong công việc có thể tiến hành độc lập hoặc phối hợp theo nhóm tùy theo yêu cầu cụ thể của công việc cũng như cơ sở chế biến.
Để hành nghề, nhân viên phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có ngoại hình phù hợp, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp ứng xử trong quá trình sản xuất chế biến, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề kỹ thuật chế biến món ăn.
- Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
– Chương trình trung cấp chuyên nghiệp ngành Kỹ thuật chế biến món ăn được thiết kế để đào tạo người học trở thành kỹ thuật viên trình độ trung cấp ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
– Người học được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, thương phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn trữ và bảo quản thực phẩm, các nội dung chuyên môn về kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam, kỹ thuật chế biến món ăn Á, kỹ thuật chế biến món Âu, kỹ thuật chế biến bánh và món tráng miệng.
– Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng – an ninh.
– Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc ở vị trí của nhân viên bếp (nhân viên chế biến) trong nhà hàng, khách sạn và các cơ sở chế biến món ăn khác; có khả năng làm việc theo nhóm, xử lý một số tình huống nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản trong quá trình chế biến món ăn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Kiến thức
– Đọc, hiểu đúng công thức chế biến, yêu cầu cảm quan của các món ăn phổ biến;
– Liệt kê được các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ và nguyên liệu gia vị sử dụng trong chế biến các món ăn Việt Nam, món cơ bản Á, Âu…;
– Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu ở bộ phận chế biến, mô tả được công dụng và những điểm cần chú ý của chúng khi sử dụng;
– Phân tích được các yêu cầu của các quy trình nghiệp vụ cơ bản: Chuẩn bị chế biến; vệ sinh khu vực chế biến; quy trình chế biến các loại nước dùng, món ăn chế biến từ thịt, rau, thủy hải sản; các món ăn Á, Âu…;
– Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ ăn uống và cách thức đánh giá chất lượng. Đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng;
– Phân tích được tầm quan trọng của vệ sinh, an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong quá trình chế biến;
– Trình bày được các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động;
– Tiếp cận được kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc cao hơn liên quan đến Kỹ thuật chế biến món ăn;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định
2.2.2. Kỹ năng
– Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong các bếp tại khách sạn, nhà hàng đạt kết quả;
– Tự xử lý các công việc hàng ngày trong các bếp trong thẩm quyền được phân công;
– Hướng dẫn, giám sát những nhân viên mới, thực tập sinh thực hiện nhiệm vụ được giao trong ngày/ca;
– Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm trước bếp trưởng/ trưởng bộ phận những công việc được giao phụ trách;
– Đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng món ăn được phân công.
– Tiếng Anh: Đạt chứng chỉ tiếng Anh trình độ A1 theo khung tham chiếu châu âu hoặc tương đương
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
2.2.3. Về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
– Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong các bếp tại khách sạn, nhà hàng đạt kết quả;
– Tự xử lý các công việc hàng ngày trong các bếp trong thẩm quyền được phân công;
– Hướng dẫn, giám sát những nhân viên mới, thực tập sinh thực hiện nhiệm vụ được giao trong ngày/ca;
– Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm trước bếp trưởng/ trưởng bộ phận những công việc được giao phụ trách;
– Đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng món ăn được phân công.
– Người học có được năng lực làm việc độc lập, tham gia làm việc theo nhóm, có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của nghề chế biến món ăn.
– Người học có khả năng tự tìm việc làm, hoặc tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Phụ bếp (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính sơ chế và chế biến nước dùng, xốt (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính xa lát và đồ nguội (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp Á (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp Âu (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp tiệc (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp bánh và món ăn tráng miệng (tại khách sạn 1 – 5 sao).
- 4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1410 giờ/56 tín chỉ
– Số lượng môn học, mô đun: 21
– Khối lượng học tập các môn học chung: 255 giờ/11 tín chỉ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1155 giờ/45 tín chỉ
– Khối lượng lý thuyết 300 giờ; thực hành, thực tập 855 giờ/25 tín chỉ
- Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
TT | Mã năng lực | Tên năng lực |
I | Năng lực cơ bản (năng lực chung) | |
1 | NLCB-01 | Khả năng hiểu biết về chính trị, an ninh, quốc phòng |
2 | NLCB-02 | Tự rèn luyện sức khỏe |
3 | NLCB-03 | Sử dụng tin học cơ bản |
4 | NLCB-04 | Sử dụng được Tiếng Anh cơ bản đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam |
5 | NLCB-05 | Khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm |
II | Năng lực cốt lõi (năng lực chuyên môn) | |
1 | NLCL-01 | Hiểu biết về văn hóa ẩm thực các nước Á, Âu |
2 | NLCL-02 | Xây dựng thực đơn món ăn Việt Nam, món ăn Á, Âu |
3 | NLCL-03 | Chế biến món ăn Việt Nam |
4 | NLCL-04 | Chế biến món ăn Ắ |
5 | NLCL-05 | Chế biến món ăn Âu |
6 | NLCL-06 | Pha chế đồ uống |
7 | NLCL-07 | Chế biến bánh và món ăn tráng miệng |
III | Năng lực nâng cao | |
1 | NLNC-01 | Có kiến thức về hạch toán định mức |
2 | NLNC-02 | Biết cách trang trí, cách cắm hoa |
3 | NLNC-03 | Biết tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp |
- Nội dung chương trình
Mã MH, MH | Tên môn học, môn học | Số tín chỉ | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành/thực tập/thí nghiệm/thảo luận | Thi/ Kiểm tra | ||||
I. | Các môn học chung | 11 | 255 | 94 | 148 | 13 |
MH1 | Giáo dục chính trị | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH2 | Pháp luật | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 |
MH3 | Giáo dục Thể chất | 1 | 30 | 4 | 24 | 2 |
MH 4 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | 2 | 45 | 21 | 21 | 3 |
MH 5 | Tin học | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH 6 | Tiếng Anh | 3 | 90 | 30 | 56 | 4 |
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | 45 | 1155 | 284 | 822 | 49 |
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | 8 | 120 | 112 | 0 | 8 |
MH 07 | Kỹ năng mềm | 2 | 30 | 28 | 0 | 2 |
MA 08 | Văn hóa ẩm thực | 2 | 30 | 28 | 0 | 2 |
MA 09 | Sinh lý dinh dưỡng | 2 | 30 | 28 | 0 | 2 |
MA 10 | Thương phẩm & an toàn thực phẩm | 2 | 30 | 28 | 0 | 2 |
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | 27 | 660 | 144 | 485 | 31 |
MA 11 | Xây dựng thực đơn | 3 | 45 | 42 | 0 | 3 |
MA 12 | Hạch toán định mức | 2 | 45 | 14 | 29 | 2 |
MA 13 | Chế biến món ăn Việt Nam | 5 | 135 | 14 | 115 | 6 |
MA 14 | Chế biến món ăn Á | 4 | 105 | 15 | 85 | 5 |
MA 15 | Chế biến món ăn Âu | 4 | 105 | 15 | 85 | 5 |
MA 16 | Pha chế đồ uống | 3 | 75 | 15 | 57 | 3 |
MA 17 | Chế biến bánh và món ăn tráng miệng | 4 | 105 | 15 | 85 | 5 |
MA 18 | Kỹ thuật trang trí món ăn | 2 | 45 | 14 | 29 | 2 |
II.3 | Thực tập tốt nghiệp | 7 | 315 | 0 | 308 | 7 |
MA 19 | Thực tập tốt nghiệp | 7 | 315 | 0 | 308 | 7 |
II.4 | Môn học tự chọn (chọn 1 trong 2 môn) | 3 | 60 | 28 | 29 | 3 |
MA 20 | Kỹ thuật trang trí cắm hoa | 3 | 60 | 28 | 29 | 3 |
MA 21 | Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp | 3 | 60 | 28 | 29 | 3 |
Tổng cộng | 56 | 1410 | 378 | 970 | 62 |